Kì thi đánh giá năng lực của trường Đại học Quốc gia Hà Nội đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của sĩ tử 2k3. Làm thế nào để đạt được điểm cao trong kì thi đánh giá năng lực năm 2021 theo từng môn thi? Các bạn hãy cùng chú ý theo dõi bài viết của mình sau đây nhé!
Phần 1: Ngôn ngữ
Tiếng Anh
Như các bạn đã biết, một bài thi Tiếng anh sẽ xoay quanh 4 dạng bài:
Ngữ pháp, Tìm lỗi sai, Tìm câu đồng nghĩa, Đọc hiểu trải dàn từ mức thông hiểu nhận biết đến vận dụng thấp, vận dụng cao.
Đối với phần ngữ pháp, những câu hỏi dễ lấy điểm nhất rơi vào phần kiến thức về thì của động từ, lượng từ, so sánh hơn. Các câu hỏi thuộc loại này thường có dấu hiệu nhận biết rõ ràng. Phân tích dấu hiệu nhận biết sẽ giúp các em làm chính xác các câu hỏi này.
Suy luận sự kết hợp từ và luyện nhiều bài tập về giới từ sẽ giúp các bạn không bị mất điểm ở câu hỏi về dạng câu hỏi này .
Về câu hỏi từ loại, hãy học thuộc vị trí của từ trong câu và một số dấu hiệu nhận biết từ loại thật kỹ nhé!
Đối với phần tìm lỗi sai, những kiến thức về tính từ sở hữu, đại từ, đại từ quan hệ và sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ thường đơn giản, luyện đề có lời giải chi tiết nhiều sẽ tiến bộ.
Với câu hỏi về mạo từ, nên phân tích danh từ đứng ngay sau nó và học thuộc 1 vài trường hợp bắt buộc dùng “the”, trường hợp không được dùng mạo từ.
Đối với phần tìm câu đồng nghĩa, đa số các câu hỏi chỉ yêu cầu nhận diện cấu trúc đồng nghĩa, do đó, các bạn nên loại trừ luôn các đáp án sai cấu trúc trước, sau đó dịch nghĩa các đáp án có cấu trúc đúng và cuối cùng lựa chọn câu cùng nghĩa.
Những kiến thức được kiểm tra trong phần này gồm: động từ khuyết thiếu, câu điều kiện, so sánh nhất, câu bị động và câu gián tiếp.
Đối với phần đọc hiểu, những câu hỏi về chi tiết trong bài đọc, câu hỏi tìm từ vựng đồng nghĩa với từ trong bài, đọc tìm từ thay thế là những câu hỏi dễ lấy điểm, chỉ cần tìm từ khóa trong câu hỏi, đối chiếu vào bài đọc sau đó chọn đáp án có từ khóa trùng với chi tiết tìm được trong bài.
Những câu hỏi phân loại rơi vào câu hỏi tìm ý chính và câu hỏi suy luận. Các bạn nên làm câu hỏi tìm ý chính, câu hỏi suy luận cuối cùng. Câu hỏi suy luận phải dựa vào thông tin trong bài, không được suy luận dựa trên quan điểm, hiểu biết của bản thân.
Ngữ Văn
– Hãy đọc kĩ đề và xác định từ khóa. Việc đọc kĩ đề và tìm được từ khóa sẽ giúp các bạn định hướng được nội dung câu hỏi và đáp án. Làm tốt điều này sẽ giúp các bạn không bị nhẫm lần và mất thời gian.
– Sử dụng phương pháp loại trừ: Nếu câu hỏi khiến chúng ta băn khoăn, chưa biết lựa chọn đáp án nào hãy sử dụng phương pháp loại trừ để tìm ra đáp án chính xác.
– Học bao quát: Đối với bất cứ môn nào cũng yêu cầu phải học bao quát, phủ rộng và môn Văn cũng không phải ngoại lệ. Môn Văn kiến thức thi bao gồm cả kiến thức cấp 2 và cấp 3 bởi vậy các bạn cần học bao quát, kĩ lưỡng đặc biệt là phần tiếng Việt.
– Đối với môn Văn, các bạn cần luyện tập nhiều đề thi. Việc luyện đề giúp các em có thể khoanh vùng kiến thức và có tâm lí sẵn sàng hơn cho kì thi.
Phần 2: Toán học, tư duy logic, phân tích số liệu
– Chắc hẳn phần Toán học là phần quen thuộc nhất đối với các bạn đúng không, kiến thức nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là lớp 12 thuộc các chương: Hàm số, Tích phân, Mũ và logarit, Khối đa diện, Tổ hợp xác suất, Số phức …
– Phần tư duy logic mang đậm nét đặc trưng của đề thi, đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề thông qua các dữ kiện, không đánh giá khả năng học thuộc lòng.
– Tương tự như vậy, phần Phân tích số liệu cũng là phần mới trong đề thi. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng biểu đồ, bảng số liệu … Yêu cầu kỹ năng quan sát, phân tích và trả lời các câu hỏi.
Vì vậy các sĩ tử muốn đạt điểm cao môn Toán không những cần nắm chắc kiến thức chuyên mà còn cần có Tư duy logic và phân tích số liệu, vận dụng kiến thức thực tế để làm bài.
Mỗi phần có một đặc thù riêng, để làm tốt và đạt điểm cao trong kì thi này, học sinh cần có những bí kíp bỏ túi vô cùng hữu hiệu sau:
– Đối với phần Toán học: Học thật kĩ toàn bộ kiến thức, đúng trọng tâm vào các phần hay hiện trong các đề thi. Cần luyện tập theo dạng bài, thành thạo phương pháp làm bài. Đặc biệt là biết sử dụng những phương pháp giải nhanh trắc nghiệm để rút ngắn thời gian làm bài.
– Đối với phần Tư duy logic, các giả thiết đề bài cho khá nhiều và liên quan mật thiết đến nhau. Để làm tốt dạng toán này, có một số kinh nghiệm như sau:
+ Các giả thiết đưa ra khá dài và khá rối, các em nên viết lại ngắn gọn theo ý hiểu của mình.
+ Suy luận dần từ các giả thiết, tất cả những phần đã suy luận được nên viết lại theo sơ đồ cây hoặc bảng.
+ Nên tự phản biện suy luận của mình (Nếu có điều này thì sao, nếu không có điều này thì sao?).
– Cuối cùng đối với phần Phân tích số liệu: Đề bài thường cho biểu đồ hoặc bảng số liệu thực tế. Các bạn cần quan sát thật kĩ, nhìn các số liệu ít nhất là 2 lần để tránh nhầm lẫn, có thể gạch chân các dữ liệu quan trọng. Các bài tập này thường ở các dạng xác định (phân tích, nhận xét biểu đồ, tỉ số và tỉ số phần trăm …), nên chỉ cần học và hiểu kĩ công thức là có thể làm được rồi, bật mí thêm đây là phần dễ dàng “kiếm điểm” nhé!
Phần 3: Giải quyết vấn đề
Hóa học
Phần kiến thức môn Hóa trong đề thi ĐGNL là kiến thức bao gồm lớp 10,11,12. Để làm tốt đề các bạn cần tập trung vào kiến thức trọng tâm sau sẽ dễ ăn điểm nhất.
Các em ôn tập kĩ các phần trên cộng rèn luyện tập thêm các đề ĐGNL của các trường khác như trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh,.. khá sát của đề ĐGNL của ĐHQGHN chắc chắn các em sẽ vượt qua kì thi này 1 cách dễ dàng với điểm số ngoài sự mong đợi.
Vật Lí
Sẽ có những câu hỏi giống các câu hỏi trong đề thi THPT Quốc gia. Với các câu này kiến thức không hẳn quá khó, nên để làm được những câu này các bạn cần nắm chắc kiến thức cơ bản và luyện tập nhiều dạng bài tập. Các bạn tham khảo các đề thi của bộ các năm trước, các đề thi thử của các Sở, các trường THPT.
Phần câu hỏi kết hợp theo hướng đưa ra dữ kiện để các bạn suy luận, đọc hiểu. Với loại câu hỏi kết hợp này ngoài nắm chắc các kiến thức cơ bản cần kết hợp linh hoạt với các hiện tượng và ứng dụng trong thực tế. Đặc biệt môn Vật Lí là môn có rất nhiều ứng dụng trong thực tế thì các hiện tượng xuất hiện trong đề sẽ càng đa dạng và phong phú.
Với những câu chỉ dựa vào đoạn văn trong đề để làm, các bạn cần đọc kĩ, khai thác đúng thông tin từ đoạn văn và chú ý câu hỏi chọn phát biểu đúng/không đúng để chọn được đáp án chính xác.
Với các câu tính toán các bạn hiểu hiện tượng và áp dụng các công thức Vật Lí và các biến đổi toán học là có thể xử lí được mọi bài.
Sinh học
Đối với môn học này, cấu trúc đề thi thường như sau
– Câu hỏi đơn lẻ: Lần lượt thuộc các phần: Chuyển hóa vật chất và năng lượng (lớp 11); Di truyền quần thể; ứng dụng Di truyền học.
– Các câu hỏi dạng đọc – hiểu: Đề bài sẽ cung cấp 1 đoạn thông tin, các bạn sẽ phải trả lời câu hỏi có liên quan tới đoạn thông tin này.
Đoạn thông tin này có thể không có trong SGK, rất mới nhưng không đánh đố mà là cung cấp thông tin, thí sinh dùng kiến thức đó suy luận và giải thích vấn đề.
Hai đoạn thông tin này có thể về phần Cơ chế di truyền và biến dị, Tiến hóa hoặc Sinh thái học.
Để có thể làm tốt bài thi ĐGNL, các bạn cần:
– Ôn lại tổng quát các lí thuyết, liên hệ được các kiến thức với nhau.
– Bình tĩnh, đọc kĩ câu hỏi và các đáp án
Trên đây là một số kỹ năng, phần kiến thức có thể có trong phần bài thi ĐGNL sắp diễn ra. Cập nhật thêm thông tin, hãy đến với https://tienganhhay.vn/ chúng mình sẽ cố gắng cung cấp thêm thông tin cũng như đề thi mới nhất để phục vụ cho các bạn. Hi vọng các bạn sẽ đạt được kết quả thật tốt trong kì thi này.