Có gần 3.5 triệu kết quả xuất hiện khi tìm từ khoá “mất gốc tiếng Anh” trên Google tại Việt Nam. Điều này phần nào cho thấy, rất nhiều người có mong muốn cải thiện vốn tiếng Anh từ con số 0. Đặc biệt với học sinh, các bạn gặp phải khó khăn khi làm bài tập, bài kiểm tra. Trong khi đó, trước mắt là bài thi tiếng Anh THPT Quốc gia mà các bạn bắt buộc phải vượt qua.
Sau đây là những giải pháp “cứu cánh” cho các bạn mất gốc có thể học tốt tiếng Anh một cách hiệu quả và nhanh nhất.
1. Xác định động lực
Trước hết, bạn phải biết rõ trình độ tiếng Anh của mình ở đâu, như thế nào. Bạn đã quên gần hết những kiến thức nền tảng đã học hay không biết tí gì vì chưa từng học bao giờ. Nếu bạn không có thời gian đến các trung tâm để kiểm tra, bạn có thể làm thử những đề thi tiếng Anh online để biết rõ trình độ của mình đến đâu. Vậy hãy chọn đúng điểm “xuất phát” và phương pháp học phù hợp cho bản thận cũng như động lực để học bởi xây dựng lại một nên tảng vững chắc là bước đầu tiên để học lại tiếng Anh.
Việc tìm được động lực cho mình đóng vai trò quan trọng để bạn có thể kiên trì lấy lại “gốc” tiếng Anh cho bản thân. Hãy trả lời câu hỏi:
Tại sao bạn muốn học tiếng Anh?
Trả lời câu hỏi trên và tự đặt ra động lực cho chính mình. Việc học lại tiếng Anh phải là việc bản thân bạn muốn làm và làm cho chính bản thân mình, nên xuất phát từ sự yêu thích của bạn.
Lập ra các mục tiêu cụ thể
Học tiếng Anh cho người mất gốc nghĩa là bạn sẽ quay về vạch xuất phát. Vậy nên, trước tiên người học cần xác định rõ mục tiêu của mình.
Ví dụ: Nếu bạn muốn đi du lịch đến một đất nước nói tiếng Anh thì mục tiêu bạn chính là học “Survival English” – tiếng Anh dùng để giao tiếp, giúp bạn sống được trong môi trường nước ngoài.
Tuân thủ kế hoạch học tập đã đề ra
Để đạt được mục tiêu đề ra, việc lập ra kế hoạch học tập chi tiết và nghiêm ngặt tuân thủ theo là điều vô cùng quan trọng. Việc sử dụng những công cụ hay những cách học tiếng Anh hiệu quả cũng là một thách thức nhưng không phải quá khó. Hãy tìm cho mình công cụ hay kênh học tiếng nào hiệu quả nhất cho mình, để không cảm thấy nhàm chán với cách học truyền thống.
Sau khi học được một thời gian, hãy điều chỉnh lịch học, cách thức học sao cho phù hợp để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Ví dụ:
- Bạn cảm thấy học hiểu quả nhất vào khi nào, ở đâu?
- Bạn thích học một mình hay học với bạn bè hay phải có người dạy kèm?
- Bạn học tập trung hơn khi ở nơi yên tĩnh hay có chút nhạc nhẹ?
Lập một bản cam kết với bản thân
Việc học tiếng Anh đòi hỏi nhiều động lực cũng như tính tự giác khá cao. Không ai có thể luôn kiểm tra việc học của bạn kể cả khi bạn ở trên lớp. Nếu bạn quyết tâm bắt tay vào việc học lại tiếng Anh thì hãy làm một bản cam kết với chính bản thân mình với sự chứng kiến của người thân – người có thể ở bên nhắc nhở bạn.
Hãy biến việc học tiếng Anh là niềm vui. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy tận hưởng việc học tiếng Anh hơn là một nhiệm vụ bất đắc dĩ mà bạn phải làm.
Học đều cả 4 kỹ năng
Sai lầm của rất nhiều người khi bắt đầu quay lại học tiếng Anh là không biết cách học kết hợp các quá trình học, thường thì luôn có sự tách rời, nghe với nói và đọc, viết. Cách học này không mang lại hiệu quả cao, vì các kỹ năng ngôn ngữ được hình thành thông qua quá trình rèn luyện từ nghe, nói sau đó đến đọc và viết.
Vậy phương pháp hiệu quả là không bao giờ tách rời các quá trình, bởi luôn có một mối luên hệ, gắn kết đặt biệt giữa các kỹ năng. Bạn cần phải nghe trước rồi mới tập đọc và nói theo cho thành thạo rồi sau đó đọc bài viết và viết ra các ý chính cần thiết – đọc tốt rồi viết mới tốt.
Qua đó, bạn sẽ dần dần xây dựng cho mình một nền tảng tiếng Anh vững chắc.